Rối loạn tiền đình

Giải pháp cho hội chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là gì? Có điều trị dứt điểm được không? Điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp nàoRối loạn tiền đình nên ăn gì? Cách phòng bệnh rối loạn tiền đình? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (huyễn vựng) là hội chứng gây mất thăng bằng cho cơ thể, trong đó biểu hiện cụ thể nhất là hiện tượng: Hoa mắt, chóng mặt, ngoài ra có kèm theo ù tai, buồn nôn,..

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.

Các triệu chứng và nguyên nhân thường gặp ở rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình có nhiều nguyên nhân, có thể là do tổn thương ở tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não … Người bệnh thường có các biểu hiện như sau:

Cảm giác đồ vật chuyển động, xoay quanh người bênh là một nguyên nhân do tiền điền đình bị tổn thương (rối loạn tiền đình trung ương hoặc rối loạn tiền đình ngoại biên).

Cảm giác chóng mặt, khi quay đầu hoặc thay đổi tư thế thấy bản thân đang dịch chuyển trong không gian, tuy trạng thái không rõ nét như trường hợp trên nhưng đây cũng là một dạng tổn thương có nguồn gốc từ tiền đình. Chóng mặt ở bệnh nhân rối loạn tiền đình thường xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay tròn, hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.

Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý.

Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần.

Các dấu hiệu đi kèm: Bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này bệnh nhân không thể đứng được. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có rối loạn dáng đi. Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

Quan trọng nhất là các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc), kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng). Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không mất ý thức.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các kháng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.

Tây y điều trị rối loạn tiền đình như nào?         

Hiện nay tây y điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu bằng các loại thuốc giúp tăng cường tuần hoàn máu não. Các loại thuốc này có thể giúp cắt nhanh bệnh tuy nhiên lại không chữa dứt điểm, mà bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra các loại thuốc này tuy có tác dụng nhanh nhưng cũng có không ít tác dụng phụ: các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, thận…

Đông y điều trị Huyễn vựng (Rối loạn tiền đình) như nào?

Đông y cho rằng Huyễn vựng – rối loạn tiền đình là trạng thái tổn thương hệ thần kinh có liên quan đến mạch máu nuôi não, bệnh thường hay gặp ở những người bị xơ vữa động mạch hoặc hư xương sụn cột sống cổ… nên bệnh nhân phải được khám cả bằng Tây y để xác định chẩn đoán chính xác. Trong nhiều trường hợp bệnh nặng, nguy hiểm tính mạng phải kết hợp cả Đông y và Tây y, thậm chí có khi phải điều trị Tây y trước rồi sau đó mới dùng Đông y để củng cố.

Huyễn vựng (rối loạn tiền đình) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường được quy về 5 nguyên nhân chính: phong, hỏa, thận, đờm, hư gây nên. Tương ứng mà phân loại thành 5 thể chính: can dương thượng kháng, đờm trọc trung trở, thận tinh bất túc, khí huyết hư, thuỷ ẩm ứ đọng.

Phòng khám Nam Y Thăng Long chữa dứt điểm rối loạn tiền đình

Lương y Nguyễn Đình Mạnh qua nhiều năm điều trị chứng Huyễn vựng (rối loạn tiền đình) rút ra kết luận: Đa phần các bệnh nhân mắc chứng Huyễn vựng đều do cơ thể hư nhược, phong đờm ngăn trở làm máu lên não không đủ dẫn tới các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ù tai (Rối loạn tiền đình). Điều trị chỉ cần bổ âm, tiêu đờm, tăng tuần hoàn não là bệnh sẽ khỏi.

Kết quả điều trị tại phòng khám Nam Y Thăng Long cho thấy: Bệnh nhẹ mới bị chỉ cần điều trị từ 15-20 ngày là hết hẳn, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn đều không còn. Trường hợp bệnh nặng, mãn tính bị tái đi tái lại nhiều lần cần điều trị từ 2 -3 tháng uống thuốc liên tục là khỏi.

Kết quả điều trị rối loạn tiền đình tại phòng khám Nam Y Thăng Long

Trường hợp của chị Trương Ánh Mai 1976. Địa Chỉ : 266 / 82 / 27 đường Tô Hiến Thành phường 15 quận 10 TP HCM là một ví dụ. Chị mai bị rối loạn tiền đình tái đi tái lại nhiều lần, điều trị 2 liệu trình bệnh hết hẳn.

Trích bệnh án: Chị Mai bị bệnh rối loạn tiền đình, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Hiện tại hay chóng mặt, nặng đầu, nhức đầu nhẹ, ngồi xuống đứng dậy choáng váng, nôn mửa nhiều, người mệt mỏi. Thỉnh thoảng chị hay bị mất ngủ, miệng hay nhạt, đại tiểu tiện bình thường, người hơi béo. Chị Mai gọi điện về phòng khám để kể bệnh lấy thuốc điều trị, sau khi uống hết 20 thang thuốc đầu tiên, chị thấy đỡ đau đầu hẳn, không còn bị choáng váng nữa. Chị Mai tiếp tục điều trị thêm 1 liệu trình nữa thì bệnh khỏi hoàn toàn. Chị dừng thuốc từ tháng 1/2015 đến nay đã hơn 1 năm bệnh không tái lại.

Tháng 4/2016 chị Mai có gọi điện ra phòng khám để cắt thuốc điều trị bệnh cặn thận và thông báo bệnh tiền đình của chị đã khỏi hoàn toàn từ ngày đó tới giờ. Chị gửi lời cảm ơn phòng khám.

Hay như trường hợp rối loạn tiền đình nhiều năm, điều trị 40 thang bệnh ổn định hoàn toàn. Lê Thị Ty. Địa chỉ: 116 Lô B Chung cư Nguyễn Thiện Thuật đường Nguyễn Thiện Thuật Quận 3 TP HCM.

Bác Ty bị rối loạn tiền đình đã nhiều năm. Bác Ty thường xuyên chóng mặt nhiều kèm theo đau đầu, ko buồn nôn, ko thể ngồi dậy được, thích nắm, nằm nghiêng bên trái chóng mặt nhiều, huyết áp bình thường, ăn uống bình thường, ngủ kém, người gầy, đại tiểu tiện bình thường, thỉnh thoảng táo , đau lưng thường xuyên đi lại còng lưng, ko đi thẳng được. Người nhà của bác có gọi điện đến phòng khám để đặt thuốc điều trị rối loạn tiền đình cho bác. Sau khi uống 20 thang thuốc đầu tiên bác Ty thấy bệnh đỡ ít tuy nhiên vẫn còn biểu hiện đau đầu, chóng mặt và đau lưng, vẫn chưa ngồi dậy được vì còn choáng. Ăn ngủ tốt hơn. Bác lấy thêm một đợt thuốc nữa để điều trị. Hết liệu trình điều trị thứ 2 bác thấy các triệu chứng đau đầu chóng mặt không còn nữa, có thể ngồi dậy và đi lại được. Người nhà bác Ty gọi điện cảm ơn phòng khám.

Rối loạn tiền đình nhiều năm, điều trị 40 thang bệnh khỏi, 2 năm chưa tái lại – Chia vui cùng chị Hồ Thị Thanh Trúc 1982. Garage 289 Phát Đạt thôn 4 Xã Đạ Kho huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng 

Chị Chúc bị rối loạn tiền đình ngoại biên từ năm 2010, điều trị thuốc tây được thời gian rồi bệnh tái lại.  Huyết áp thấp. Năm 2015 chị Chúc có gọi điện về phòng khám để đặt thuốc điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Chị cho biết: Thường xuyên bị chóng mặt nhiều, thay đổi tư thế thấy chóng mặt nhiều,  đứng lên ngồi xuống sa xẩm mặt mày, thỉnh thoảng có đau đầu, có buồn nôn. Tiền sự viêm hang vị dạ dày vi khuẩn HP và bệnh trĩ, gai cột sống.

Chị Chúc uống thuốc của Phòng khám Nam Y Thăng Long 2 liệu trình (40 thang) thì bệnh khỏi hẳn từ đó tới nay. Sau hơn 2 năm bệnh không tái lại nữa.

Rối loạn tiền đình đã nhiều năm – điều trị khỏi sau 3 đợt thuốc Đó là trường hợp Bác Đỗ Thị Lý sinh năm 1956. Địa chỉ: Đồ Sơn – Hải Phòng. 

Bác bị rối loạn tiền đình đã nhiều năm, cứ nằm xuống là bị chóng mặt, đi lại loạng choạng, thay đổi tư thế bị buồn nôn. Thường xuyên bác phải dung thuốc hoạt huyết dưỡng não. Bác đã theo điều trị tây y rất nhiều,  nhưng khi dừng thuốc lại bị lại. Nhà cửa quay cuồng, chếnh choáng như say rượu. Người thường bốc hỏa, nhiều mồ hôi. Bác đã đến phòng khám bắt mạch trong tâm trạng lo lắng cho tình trạng bệnh của mình. Sau khi bắt mạch, được bác sĩ Mạnh tư vấn bác đã  đặt thuốc điều trị. Sau đợt 1 điều trị (20 thang), bác thấy bệnh đỡ rất nhiều, không còn hoa mắt, chóng mặt. Bác điều trị 3 đợt (60 thang), bệnh đã khỏi hoàn toàn. Hiện bác thấy người nhẹ rất nhiều. Không còn hiện tượng chóng mặt, buồn nôn. Bác có gửi lời cảm ơn tới bác sĩ phòng khám Nam Y Thăng Long.

Bác Bảy không còn đau đầu chóng mặt sau thời gian điều trị tại phòng khám -Trần Thị Bảy 1952. Địa chỉ: Đội 2, thôn Cao Xuân, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Bác Bảy phát hiện ra bệnh rối loạn tiền đình hơn 1 năm nay, bác thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, khó thở, choáng váng. Đã điều trị nhiều loại thuốc nhưng thuyên giảm rất ít. Dạo gần đây bác hay lên cơn tức ngực, bị ngất nhiều lần, người run như kiến bò quanh người. Tim đập nhanh, hồi hộp, ăn kém, ngủ kém. Tiền sử xơ vữa động mạch nhẹ. Người mệt mỏi, sức khỏe yếu.

Tháng 12/2012 người nhà bác Bảy có gọi điện ra phòng khám kể bệnh lấy thuốc điều trị rối loạn tiền đình, tăng cường sức khỏe cho bác Bảy. Sau khi uống hết 20 thang thuốc, bệnh tiền đình của bác đã ổn định gần như hoàn toàn. Mọi triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn gần như hết hẳn. Bác Bảy điều trị thêm 20 thang thuốc nữa thì bệnh khỏi hoàn toàn.

Bệnh rối loạn tiền đình ổn định ngay sau 10 thang thuốc -Nguyễn Thị Hoa 1968 – Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định

Chị Hoa bị rối loạn tiền đình đã nhiều năm, thường xuyên bị tái đi tái lại, đã dùng nhiều loại thuốc vẫn chưa khỏi dứt điểm. Biểu hiện thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Sau khi điều trị 10 thang thuốc của Phòng khám Nam Y Thăng Long bệnh của cô đã ổn định.

Đã từng khổ sở vì bệnh rối loạn tiền đình, nhưng giờ chị Nguyễn Thị Thúy Hiền sinh năm 1971.Địa chỉ: Đằng Lâm – Hải An – Hải Phòng đã có được niềm vui.

Bệnh án: Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, đi kiểm tra bác sĩ kết luận chị bị rối loạn tiền đình và kê đơn thuốc cho chị điều trị. Sau khi uống 15 ngày thuốc chị thấy bệnh không tiến triển, vẫn chóng mặt khi thay đổi tư thế, không ngủ được. Sau đó chị có đến phòng khám Nam Y Thăng Long bắt mạch và lấy thuốc điều trị. Sau khi uống 10 thang thuốc chị thầy đỡ đau chóng mặt hẳn, bệnh đỡ 90%, chỉ còn hơi nặng đầu. Chị tiếp tục lấy thêm 10 thang nữa để điều trị. Sau khi uống 20 thang bệnh của chị đã khỏi hoàn toàn. Chị Hiền rất vui mừng và cảm ơn phòng khám

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Địa chỉ: Số 27 LK23, Ngô thì nhậm, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, tp Hà Nội

o      Điện thoại : 0988308581

o      Website: http://www.luongynguyendinhmanh.com

 

Phòng bệnh rối loạn tiền đình?

“Phòng hơn chống”. Vậy để phòng tránh bệnh RLTĐ cần phải làm như nào? Lương y Nguyễn Đình Mạnh – một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị chứng huyễn vựng cho biết: Cần tập thể dục đều đặn và có một chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế bia rượu là cách tốt nhất để phòng tránh chứng huyễn vựng (rối loạn tiền đình). Ở đây đặc biệt lưu ý tới nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng huyễn vựng. Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường chịu áp lực cao nên tự cân bằng thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc, những người làm việc trong phòng lạnh, ngồi lâu dưới máy vi tính không nên ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại, cần uống nhiều nước (2l nước /1 ngày), thường xuyên tập thể dục đặc biệt là ở vùng vai, cổ. Phụ nữ sau sinh cần nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất giúp cơ thể phục hồi, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt để bù lại lượng máu đã mất sau sinh…

Chế độ ăn uống, sinh hoạt phòng và chữa rối loạn tiền đình

Bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin như: vitamin B6, vitamin C, Vitamin D, Folate giúp tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình.

-Nên uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.

– Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.

– Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhânrối loạn tiền đình.

Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cũng nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnhrối loạn tiền đìnhnhư:

  • Thuốc kháng axit vì có thể chứa chứa một lượng đáng kể natri
  • Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs), như ibuprofen, có thể gây ứ nước hoặc mất cân bằng điện.
  • Aspirin có thể làm tăng ù tai.
  • Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, bởi vì nó làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu, nó cũng gây ra một sự gia tăng ngắn hạn huyết áp.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân rối loạn tiền đình. Hy vọng sau khi áp dụng chế độ ăn uống như thế này, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người

 

Thông tin về phòng khám:

Địa chỉ: Số 27 LK23, Ngô thì nhậm, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, tp Hà Nội

o      Điện thoại : 0988308581

o      Website: http://www.luongynguyendinhmanh.com

o      Giờ làm việc

  •       Thứ 2 – Chủ nhật: Chiều (13h30– 17h00).
  •       Nghỉ các ngày lễ tết, Ngày mùng 1 và 15 Âm lịch
Gọi điện thoại
0988.308.581
Chat Zalo