Ngoài phương pháp chữa bệnh bằng Tây y, chữa suy nhược thần kinh theo Đông y là một cách được nhiều người bệnh lựa chọn. Các bài thuốc Đông y mang đến nhiều lợi ích như giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, bồi bổ khí huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn cách chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y và một số lưu ý.
Nguyên tắc chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y? Ưu, nhược điểm
Suy nhược thần kinh theo Đông y còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Theo ghi chép trong y học cổ truyền, bệnh xảy ra do cơ địa của người bệnh có thần kinh yếu (tiên thiên không đầy đủ) dẫn đến các chức năng của tạng phủ tâm, can, tỳ, thận (tinh, khí, thần) bị rối loạn và suy yếu.
Suy nhược thần kinh theo Đông y còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược
Nguyên tắc điều trị trong Đông y là kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc để chữa bệnh. Thuốc có công dụng an thần, trấn tĩnh tâm lý, bổ khí, hoạt huyết, bổ âm, bổ dương, dễ ngủ, sơ can uất giải. Đồng thời, bài thuốc sẽ bồi bổ tạng phủ, bồi dưỡng cơ thể nhằm phục hồi các chức năng của các cơ quan bên trong.
Đông y chia bệnh tâm căn suy nhược thành nhiều thể bệnh bao gồm can khí uất kết, âm hư hỏa vượng, can thận âm hư, tâm tỳ hư, thận âm thận dương hư. Mỗi thể bệnh sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau với những bài thuốc điều trị riêng biệt.
Khám phá bài thuốc Nam giúp ngủ ngon giấc và tăng cường sức khỏe thần kinh
Hiện nay, bệnh tâm căn suy nhược có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như sử dụng thuốc Đông y, Tây y, trị liệu tâm lý, cải thiện chất lượng cuộc sống… Trong đó, phương pháp chữa bệnh theo Đông y được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng bởi sự an toàn, lành tính và bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe.
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp Đông y mà người bệnh nên tham khảo:
Ưu điểm
- Tính an toàn cao: Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y thường sử dụng các vị thuốc từ thiên nhiên, lành tính và ít gây ra các tác dụng phụ.
- Bồi bổ sức khỏe tổng thể: Đa số các bài thuốc Đông y đều có những vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe toàn cơ thể, phục hồi chức năng tạng phủ, giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
- Đào thải độc tố, thanh nhiệt: Bài thuốc Đông y có công dụng thanh nhiệt, đào thải các độc tố tích tụ lâu dài trong cơ thể, hỗ trợ gan thận làm việc hiệu quả hơn.
- Tác dụng lâu dài: Phương pháp Đông y hướng đến phục hồi sức khỏe toàn cơ thể và có tác dụng bền vững, duy trì sức khỏe trong một thời gian dài.
Nhược điểm
- Thuốc tác dụng chậm: Người bị suy nhược thần kinh cần uống thuốc Đông y trong một khoảng thời gian dài mới thấy hiệu quả mà thuốc mang lại. Thông thường, thuốc Đông y thường phát huy tác dụng trong khoảng vài tuần, thậm chí là vài tháng sau khi uống.
- Khó khăn khi sử dụng: Các loại thuốc Đông y cần được sơ chế kỹ lưỡng, bảo quản đúng cách để giữ được dược tính vốn có của thuốc. Ngoài ra, thuốc thường có nhiều mùi vị khó uống như đắng, cay, chát…
- Không phù hợp với một số người: Có những vị thuốc Đông y mà phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc trẻ em không nên sử dụng. Do vậy, các đối tượng trên cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Các bài thuốc chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y
Mỗi thể bệnh tâm căn suy nhược trong y học cổ truyền sẽ có những triệu chứng và bài thuốc điều trị khác nhau. Dưới đây là những bài thuốc chữa suy nhược thần kinh theo Đông y mà bạn nên tham khảo:
Thể Can khí uất kết
Can khí uất kết tương ứng với giai đoạn hưng phấn tăng cao và do người bệnh bị tác động bởi những sang chấn kéo dài hoặc kế tiếp.
- Triệu chứng: Tinh thần uất ức, nhiều muộn phiền, bực tức, hay thở dài, kém ăn, rêu lưỡi trắng, bụng chướng.
- Tác dụng điều trị: Giúp người bệnh an thần, sơ can, lý khí.
- Bài thuốc: Sài hồ, sinh khương, bạch thược, quy đầu, bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12g, trần bì, uất kim, táo nhân, thanh bì mỗi thứ 8g, bạc hà, hoàng cầm, hương phụ mỗi thứ 6g. Người bệnh sắc các vị thuốc trên và uống mỗi ngày.
Đông y chia bệnh tâm căn suy nhược thành nhiều thể bệnh khác nhau
- Châm cứu: Châm cứu vào những huyệt như a thị huyệt, thần môn, nội quan, thái xung, tam âm giao, phòng trì, bách hội, đởm du để chữa bệnh.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Ấn và day các huyệt như trên trong 10 – 15 phút để giảm nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược.
Thể Âm hư hỏa vượng
Thể Âm hư hỏa vượng do âm hư dương xung, ức chế giảm nhưng hưng phấn tăng.
- Triệu chứng: Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu, ngủ ít, khô họng, dễ xúc động, hồi hộp, hay quên, dễ nổi nóng, cáu gắt, vui buồn thất thường, táo bón, nước tiểu đỏ.
- Tác dụng điều trị: Giúp tư âm giáng hỏa, an thần, trấn tĩnh, bình can tiềm dương.
- Bài thuốc số 1: Cúc hoa, câu đằng, kỷ tử, mạch môn, trạch tả, hoài sơn, sa sâm mỗi thứ 12g, đan bì, táo nhân, phục linh, bá tử nhân, sơn thù mỗi thứ 8g. Người bệnh sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Bài thuốc số 2: Mạch môn, quy đầu, bạch thược, sinh địa, hoàng liên mỗi thứ 12g, phục linh, táo nhân, cam thảo mỗi vị 6g, chu sa 0,6g. Người bệnh sắc các vị thuốc trên và uống đều đặn mỗi ngày.
- Châm cứu, bấm huyệt: Châm vào các huyệt đạo bao gồm thái kê, tam âm giao, thận du, thần môn, nội quan. Châm cứu mỗi ngày 1 lần khoảng 20 – 30 phút. Bấm vào các huyệt như trên trong vòng 10 – 15 phút.
Thể Can thận âm hư
Thể Can thận âm hư ức chế giảm ít, hưng phấn tăng (nặng về triệu chứng ở thận âm, tâm âm hư, can huyết và ít triệu chứng ở dương xung).
- Triệu chứng: Đau lưng, ù tai, dễ hồi hộp, lo lắng, nhức đầu, di tinh, vui buồn thất thường, hay mê, táo bón, nước tiểu trong.
- Tác dụng điều trị: Giúp bổ thận âm, an thần, cố tinh, can huyết.
- Bài thuốc số 1: Thỏ ty tử, hoài sơn, kỷ tử, ngưu tất, lộc giác mỗi vị 12g, táo nhân, sơn thù, bá tử nhân, quy bản mỗi vị 8g. Bệnh nhân sắc thuốc uống mỗi ngày để điều trị bệnh.
- Bài thuốc số 2: Thục địa, kim anh tử, liên nhục, hoài sơn mỗi vị 12g, trạch tả, đan bì, táo nhân, bạch thược, phục linh, bá tử nhân, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8g. Bệnh nhân sắc thuốc và uống liên tục theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu các huyệt thái khê, thái xung, thận du, thần môn, a thị huyệt. Châm cứu mỗi ngày 1 lần từ 20 – 30 phút trong vòng 7 ngày. Bấm huyệt các huyệt đạo như trên để giảm các triệu chứng.
Chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y – Thể Tâm tỳ hư
- Triệu chứng: Dễ hoảng sợ, ngủ ít, kém ăn, mệt mỏi, mắt thâm quầng, rêu lưỡng trắng, hồi hộp, tức ngực.
- Tác dụng điều trị: Giúp dưỡng tâm, an thần, kiện Tỳ.
- Bài thuốc: Hoàng kỳ, bạch truật, đẳng sâm, táo mỗi thứ 12g, long nhãn, mộc hương, viễn trí, phục thần, quy đầu mỗi vị 6g. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày để điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Châm cứu giúp đả thông các huyệt đạo, thư giãn và chống suy nhược thần kinh
- Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu huyệt tỳ du, túc tam lý, nội quan, vị du, tam âm giao, thần môn. Xoa bóp, bấm huyệt mỗi ngày 15 – 20 phút các huyệt đạo như trên.
Thể Thận âm thận dương hư
Thể Thận âm thận dương hư tương ứng với thể ức chế và hưng phấn thần kinh đều giảm.
- Triệu chứng: Sắc mặt trắng, lưng mỏi yếu, chân tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu nhiều, lưỡi trắng nhạt, nam giới bị di tinh, liệt dương.
- Tác dụng điều trị: Giúp bổ thận âm thận dương, an thần, cố tinh, ôn thận dương.
- Bài thuốc số 1: Thục địa, hoài sơn, kim anh tử, ba kích, khiếm thực, táo mỗi vị 12g, nhục quế, viễn trí mỗi vị 4g, phục linh, trạch tả, thỏ ty tử, táo nhân, phụ tử mỗi vị 8g, đan bì, nhục quế mỗi vị 4g.
- Bài thuốc số 2: Thục địa, kỷ tử, cao ban mỗi thứ 12g, phụ tử, đỗ trọng, táo nhân, nhục quế, viễn trí, sơn thù mỗi vị 8g. Người bệnh sắc thuốc uống đều đặn theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Châm cứu: Châm cứu vào các huyệt đạo bao gồm huyệt quan nguyên, khí hải, mệnh môn, tam âm giao, thận du.
Thông tin về phòng khám:
- Địa chỉ: Số 27 LK23, Ngô thì nhậm, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, tp Hà Nội
- Điện thoại : 0988308581
- Website: http://www.luongynguyendinhmanh.com
- Giờ làm việc
- Thứ 2 – Chủ nhật: Chiều (13h30– 17h00).
- Nghỉ các ngày lễ tết, Ngày mùng 1 và 15 Âm lịch